Vải voan lụa là loại vải được ưa chuộng hơn cả trong các loại voan. Chất vải có nhiều ưu điểm nổi trội nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Vậy voan lụa là vải gì? Vải có những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng Hoàng Phúc tìm hiểu ngay qua bài viết.
Vải voan lụa là gì?
Vải voan lụa là loại vải voan được dệt từ sợi lụa. Các sợi sẽ được sắp xếp như mặt lưới và tiến hành dệt. Vải sở hữu những đặc trưng của nguyên liệu cấu thành.
Vải có tính chất mỏng nhẹ, mềm mại nên rất được nhiều người yêu thích. Vải voan lụa có thể nói là loại voan được nhiều người yêu thích hơn hết trong các loại voan. Chất vải vừa có những đặc trưng của voan, vừa mang vẻ sang trọng của lụa.
Tham khảo bài viết: Vải voan lưới là gì?
Đặc trưng của voan lụa
Chất vải lụa mỏng
Lụa mỏng được dệt từ sợi dát mỏng. Điểm này giúp vải mỏng và nhẹ hơn rất nhiều so với các loại vải khác trên thị trường.
Vải mỏng nhẹ
Thấm hút tốt
Sợi dệt mỏng, thưa giúp cho voan có tính thấm hút tốt. Đây là đặc trưng giúp vải có thêm nhiều ứng dụng trong đời sống.
Dễ nhuộm màu
Nhờ đặc trưng thấm hút tốt, voan lụa rất dễ để nhuộm màu. Màu sắc thấm nhanh, đều và khó phai màu.
Ưu điểm của vải voan lụa
Vải voan lụa thoáng mát
Voan lụa có đặc trưng mỏng nhẹ, sợi dệt thưa nên rất thoáng mát khi mặc. Ngoài ra, khả năng thấm hút nhanh cũng giúp vải thấm hút mồ hôi tốt. Ưu điểm này giúp vải càng được yêu thích và sử dụng nhiều, nhất là vào mùa hè.
Vải không bị nhăn
Ưu điểm nổi bật của lụa voan là không bị nhăn. Đây là đặc trưng nhờ thành phần lụa trong sợi dệt. Bạn có thể thoải mái xếp gấp trang phục trong thời gian dài như đi du lịch, đi chơi xa, đi công tác mà không lo vải bị nhăn.
Đa dạng màu sắc
Voan lụa có đặc trưng thấm hút tốt nên rất dễ nhuộm màu. Chính đặc tính này giúp vải có sự đa dạng về màu sắc. Theo đó, những sản phẩm từ vải cho bạn đa dạng lựa chọn. Bạn có thể thấy, những món đồ handmade từ voan lụa sẽ có sự bắt mắt do màu sắc mang lại.
Hạn chế của chất voan lụa
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, voan lụa cũng có những hạn chế nhất định. Đối với chất vải quá mỏng, khi may trang phục sẽ may hai lớp hoặc thêm lớp lót để tránh bị lộ cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng rất dễ bị làm rách nếu dùng lực mạnh tác động. Do đó, khi giặt bằng máy, bạn cần lưu ý chọn chế độ giặt nhẹ. Khi giặt tay, không dùng các vật cứng hoặc mặt cứng gồ ghề để chà xát.
Ứng dụng của voan lụa
Ứng dụng của chất voan lụa
Vải voan lụa trong may mặc
Vải voan lụa có nhiều ứng dụng trong may mặc. Vải có đặc trưng mỏng nhẹ, toát lên vẻ sang trọng. Ngoài ra, khả năng thấm hút và độ thoáng mát mang lại nên thật khó để bỏ qua chất liệu này khi thiết kế các bộ đầm dạ hội, váy cô dâu,... Trong nhiều bộ sưu tập, vải voan còn được dùng làm chất liệu chính.
Thiết kế sản phẩm nội thất
Vải cũng được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất cao cấp. Vải được dùng để may rèm cửa, màn ngủ, khăn trải bàn,... Tuy nhiên, những sản phẩm từ chất liệu này sẽ có giá thành tương đối cao.
Làm đồ handmade
Những thiết kế thủ công cũng rất được ưa chuộng dùng vải voan. Chất vải mượt, dễ dàng tạo kiểu theo các khung đã định hình. Ngoài ra, vải mỏng nên rất dễ may hoặc có thể dùng keo kết dính.
Bảo quản voan lụa như thế nào?
cách bảo quản voan lụa
Không giặt mạnh tay
Chất voan mỏng và rất dễ bị rách. Do đó, khi giặt không nên chà xát mạnh sẽ khiến vải bị mòn và dễ hư hỏng.
Không dùng chất tẩy mạnh
Chất tẩy mạnh có khả năng làm sạch tốt. Tuy nhiên, khi quá lạm dụng sẽ khiến cho sợi vải bị bào mòn và dễ rách. Thêm vào đó, chất tẩy cũng khiến vải bị bay màu, trông nhanh cũ.
Không để nơi ẩm thấp
Vải voan lụa phải được bảo quản trong môi trường thông thoáng, tránh ẩm mốc. Môi trường không thoát khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây hại cho vải và cho da.
Voan lụa là một trong những loại vải được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn có thể sử dụng vải vào nhiều mục đích khác nhau. Với những chia sẻ trên của chuyên mục Kiến thức thời trang sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại vải này.