Vải Voan Là Gì? Vì Sao Chất Voan Lại Được Sử Dụng Phổ Biến?

Vải voan là một trong những loại vải có lịch sử khá lâu trên thị trường. Vải được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực may mặc, đặc biệt là thời trang cao cấp. Bạn có đang sở hữu một trang phục từ chất liệu này hay không? Bạn đã thật sự hiểu hết về chất voan hay chưa? Tham khảo ngay bài viết của Hoàng Phúc Quốc Tế để có thêm những thông tin hữu ích về chất liệu này.

Vải voan là gì?

Vải voan là loại vải được dệt từ sợi nhân tạo, có tên tiếng Anh là chiffon. Trong thời kỳ đầu, vải được tạo bằng lụa và dần xuất hiện hình thức dệt từ cotton theo phương pháp thủ công. Tuy nhiên so với vải lụa hay vải cotton, voan mỏng nhẹ, thoáng mát hơn rất nhiều.

Vải rất hay bị nhầm lẫn với vải chiffon vì chúng có cùng nguồn gốc từ lụa. Thế nhưng, khi tìm hiểu bạn sẽ thấy phương pháp dệt hay loại này rất khác nhau dẫn đến tính chất cũng khác nhau. So với chiffon,voan chắc chắn hơn, khó xé và rút sợi hơn.

Nguồn gốc của chất voan

Voan có nguồn gốc từ Pháp vào khoảng thế kỷ 19. Về sau, khi nền công nghiệp phát triển, vải được sản xuất trên nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong khoảng những năm đầu của thế kỷ 20, chất voan lụa được sản xuất rộng rãi ở Hoa Kỳ và tại đây những loại nguyên liệu khác dần thay thế lụa để sản xuất voan. Vào khoảng năm 1958, voan từ chất liệu polyester được phát triển. Sự thay đổi này giúp cho các nhà sản xuất tiết kiệm được các chi phí đầu vào và hạ đáng kể giá thành của chất voan. Hiện nay, trên thị trường sử dụng phần lớn loại vải này.

Quy trình sản xuất voan

Quy trình sản xuất voan

Chất voan có thể được dệt từ lụa, cotton, polyester hoặc kết hợp các nguyên liệu này. Tuy nhiên, quá trình dệt không có nhiều thay đổi. Điều cần lưu ý là các sợi phải được sơ chế cho trọng lượng bằng nhau, như vậy tấm vải mới có chất lượng đồng nhất.

Khi dệt voan, các sợi được xếp theo chiều dọc và chiều ngang có hình dạng như mặt lưới. Khi dệt, bạn sẽ thấy các sợi dệt xoắn lại với nhau và tạo độ mềm mại đặc trưng trên vải. 

Tiếp đến, vải sẽ được đặt trên một bề mặt phẳng và trơn. Để cố định vải, người ta sẽ đặt 2 tấm giấy cứng xung quanh. Thợ dệt sẽ tiến hành phân chia tâm vải thành các phần theo kích thước nhất định và đưa qua các công đoạn xử lý tiếp theo. 

Phân loại chất voan chiffon

Vải voan chiffon có nhiều loại được quyết định bởi thành phần và tính chất vải. Chính nhu cầu sử dụng vào những mục đích khác nhau nên có sự phân chia này. Hiện nay trên thị trường đang phổ biến các loại như: voan lụa, voan lưới, voan tơ, voan cát, voan kính, voan polyester,...

Voan lụa

Chất liệu voan lụa là loại voan được dệt từ lụa. Loại này có ưu điểm mỏng nhẹ, thoáng mát khi mặc. Trong các loại voan, đây là loại được đánh giá cao hơn hẳn vì mang đến sự sang trọng. Giá thành của vải cũng cao hơn so với các loại khác.

Voan lưới

Loại vải này, đúng với tên gọi, mặt vải có cấu trúc như mặt lưới. Sợi dệt thưa, mỏng và ứng dụng trong thiết kế quần áo, rèm cửa,...

Voan polyester

Voan polyester là loại vải được sản xuất từ chất polyester. Đây là phân loại được phát triển sau nhưng lại có độ phổ biến vượt trội. Nguyên nhân đến từ việc polyester là loại sợi tổng hợp, giá thành thấp giúp vải giảm được chi phí sản xuất một cách đáng kể. 

Vải voan có những ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm của vải voan

Đa dạng màu sắc

vai da dang mau sac

Vải đa dạng màu sắc

Vải rất đa dạng về màu sắc nhờ vào đặc tính thấm màu nhanh và giữ màu tốt. Với những thiết kế đòi hỏi sự đa dạng về màu, bạn có thể cân nhắc chọn loại vải này. Đây cũng là lí do vì sao những sản phẩm từ nguyên liệu voan đều có sự đa dạng cho bạn lựa chọn.

Không bị nhăn

Voan có ưu điểm nổi trội là không bị nhăn. Những trang phục từ chất liệu này sẽ luôn giữ được độ phẳng như ban đầu. Do đó, khi gấp nếp trong thời gian dài, bạn cũng không cần lo lắng vì mất nhiều thời gian làm phẳng vải.

Mát mẻ, mỏng nhẹ

Vải voan chiffon có đặc trưng là rất mỏng nhẹ. Chất vải thoáng mát tạo cảm giác vô cùng thoải mái khi mặc. Nhờ vào đặc tính này, với những chiếc đầm, váy của nữ có thể may nhiều lớp vừa tạo được độ phồng vừa không bị nóng.

Dễ tạo kiểu

Vải mềm mại, dễ uốn và có thể may gấp nếp để tạo điểm nhấn. Với những bộ cánh lộng lẫy, bạn sẽ nhìn thấy được những đường may gấp nếp độc đáo được tạo bởi chất voan. Sổ hữu ưu điểm mà không phải loại vải nào hiện nay cũng có thể làm được giúp voan càng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hơn.

Nhược điểm của vải voan

Vải dễ rách

Vải khá mỏng do sợi dệt mỏng nên rất dễ rách. Đây vừa là ưu điểm vừa là hạn chế của vải. Chất vải sẽ rất dễ để cắt may nhưng đồng thời nếu tác động lựa mạnh hoặc bị các tác nhân từ môi trường, vải dễ rách là mất giá trị sản phẩm.

Dễ bám bụi 

Một hạn chế của voan là khá dễ bị bám bụi. Cấu trúc sợi dệt có độ thưa nhất ddingj làm cho bụi bẩn dễ bám vào. Với một số loại voan, khi bám bẩn lại rất khó làm sạch.

Hạn chế về độ co giãn

Vải voan hiện nay trên thị trường chủ yếu là voan polyester. Đặc trưng chung của những loại này là rất hạn chế về độ co giãn. Do đó, vải sẽ ít khi được ứng dụng vào may trang phục thể thao.

Ứng dụng của vải voan

Trong may mặc

dam co dau

Váy cô dâu voan

Vải được ứng dụng nhiều trong may mặc nhờ vào những đặc trưng nổi bật. Vải mỏng nhẹ giúp trang phục có độ thoáng mát. Đặc biệt, và mùa hè, mặc trang phục voan sẽ có cảm giác mát mẻ. 

Ngoài ra, các nhà thiết kế thời trang cao cấp, họ cũng rất ưu ái loại chất liệu này trong từng thiết kế. Voan có độ sang trọng và dễ tạo kiểu. Chúng cũng giúp cho trang phục phồng và trở nên thu hút hơn hẳn. Với những bộ cánh hay đồ cô dâu, voan được ứng dụng rất nhiều.

Trong nội thất

Trong đồ dùng nội thất, vải voan cũng hiện diện ở nhiều sản phẩm. Đặc biệt, đối với rèm cửa, bạn sẽ dễ bắt gặp chất liệu này. Tùy vào không gian của ngôi nhà hay căn phòng, bạn có thể may những sản phẩm có phong cách phù hợp. Đấy có thể là phong cách dịu dàng, nữ tính hay lộng lẫy, sang trọng.

Đồ handmade

hoa vai voan

Hoa bằng vải voan

Voan cũng được dùng rất nhiều trong làm đồ thủ công. Vải dễ may và kết hợp với các chất liệu khác để tạo nên những sản phẩm vô cùng bắt mắt.

Cách bảo quản voan

  • Không nên ngâm vải trước khi giặt

Voan rất dễ bị mục rách, nếu ngâm quá lâu trong nước có thể làm cho vải dễ hỏng và giảm tuổi thọ sản phẩm.

  • Không tác động lực mạnh

Vải mỏng và rất dễ bị rách. Do đó, khi giặt nên chú ý không dùng lực quá mạnh hoặc chà xát mặt vải với các bề mặt gồ ghề.

  • Không dùng móc nhựa hay sắt khi phơi

Dùng móc nhựa khi phơi có thể làm cho vải bị dính màu từ nhựa, nhất là các sản phẩm sáng màu.

  • Dùng sữa tắm để giặt

Một mẹo khi giặt voan là dùng sữa tắm để giặt. Sữa tắm có tác dụng làm sạch và mềm da nhưng đồng thời cũng giúp sợi vải trở nên mềm mại hơn.

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

Khi bảo quản, chất voan cần được để nơi khô ráo, thoáng mát. Điều kiện môi trường ẩm mốc rất dễ hình thành các loại nấm gây hỏng vải. 

Vải voan là chất vải có nhiều ứng dụng trong đời sống. Hy vọng những chia sẻ của chuyên mục Kiến thức thời trang đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích về chất vải này.