Thun Poly Là Gì? Những Ưu Điểm và Hạn Chế Của Vải Thun Poly

Thun poly có nhiều ứng dụng trong đời sống. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa loại vải này và thun cotton.

Vậy thun poly là gì? Ưu và nhược điểm của vải là gì? Cách nhận biết vải thun poly và thun cotton như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết của Hoang Phuc International.

Xem thêm:

Thun poly là gì?

vai thun poly

Vải thun poly là gì?

Thun polу là loại được dệt bằng sợi polyester. Đây là loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá và không khí được thực hiện phản ứng trùng hợp giữa rượu và acid để tạo thành.

Vải có cấu tạo gồm 95% sợi polyester và 5% sợi spandex. Trong đó, sợi spandex có tính chất tăng độ đàn hồi cho vải. Như vậy, vải sở hữu những tính chất, ưu điểm nổi bật của cả hai loại sợi cấu thành.

Ưu điểm và hạn chế của vải thun poly

Vải được cấu tạo từ sợi poly và spandex nên có đầy đủ tính chất của cả hai loại.

Ưu điểm

uu diem thun poly

Ưu điểm của thun poly

  • Chống thấm nước tốt

Tính chất chung của các loại vải có thành phần polyester là khả năng chống thấm tốt. Điều này xuất phát từ bản chất của sợi là nhựa. Ngoài ra, kết cấu dệt của sợi poly rất dày dặn, có bề mặt sợi khít giúp tăng khả năng chống thấm.

  • Chống nhăn

Vải có khả năng chống nhăn cực tốt. Trái ngược với cotton - loại vải rất dễ bị nhăn nếu gấp nếp hay nhàu - thun poly giữ được độ bóng phẳng khá tốt. Do đó, với nhiều trang phục được may từ loại vải kết hợp sợi poly và cotton để tăng chất lượng vải.

Ưu điểm này giúp các loại vải poly nhận được nhiều sự ưu ái và lựa chọn trong lĩnh vực may mặc, đồ nội thất.

  • Dễ dàng làm sạch

Vải dễ làm sạch nhờ có bề mặt bóng, phẳng, chống thấm nước. Với những thức ăn bị rơi, bụi bẩn,... bạn có thể không cần lo lắng vì chúng không lưu lại dấu vết trên trang phục.

Nếu chọn trang phục dự tiệc, đi ăn hay đi đến những nơi có khả năng bị bám bẩn, bạn nên chọn trang phục có thành phần polyester.

  • Độ đàn hồi cao

Độ đàn hồi của vải là nhờ vào thành phần sợi spandex trong vải. Thành phần này giúp cho vải có độ co giãn và đàn hồi tốt hơn, giúp sản phẩm giữ form lâu hơn.

Hạn chế 

han che thun poly

Hạn chế của vải thun poly

  • Chất vải dày

Khuyết điểm dễ nhận thấy là chất vải khá dày. Nguyên nhân do sợi có đường kính dày, cấu trúc dệt khít nên tạo cảm giác vải khá dày dặn.

Điều này cũng kiến cho trọng lượng của vải tăng lên đáng kể, mang đến cảm giác khá nặng nề cho những items có chất liệu này, nhất là trang phục.

  • Khả năng thấm hút kém

Chất polyester có khả năng thấm hút khá kém nên dễ tạo cảm giác nóng bức, không thoải mái khi mặc. Do đó, chúng thường không được ứng dụng trong trang phục thể thao hay những bộ sưu tập mùa hè.

Để cải thiện tình trạng này, người ta có thể kết hợp sợi cotton vào vải trong lúc dệt.

Nhận biết thun poly và thun cotton

Vải thun poly và thun cotton có thể nhận biết thông qua các cách đơn giản sau:

Nhận biết

Thun poly

Thun cotton

Bề mặt vải Về mặt bóng, có độ thô nhất định, cấu trúc sợi vải dày dặn Về mặt vải mềm mịn, cấu trúc sợi dệt thưa
Dùng nước Không thấm nước hoặc thấm hút chậm Nước thấm hút nhanh
Dùng lửa Khi cháy có mùi nhựa, tàn lửa vón cục Khi cháy không có mùi nhựa, tro bóp dễ tan

Ứng dụng của vải thun poly

Vải thun poly được ứng dụng nhiều trong đời sống. Vải được dùng may áo mưa, dù nhờ vào khả năng chống nước tốt. Vải cũng được dùng để may rèm cửa, vỏ chăn, vỏ gối, khăn trải bàn,...

Trong lĩnh vực may mặc, vải cũng được sử dụng may quần áo. Tuy nhiên, thường sẽ kết hợp các thành phần khác để tạo độ thoải mái hơn cho trang phục.

Thun poly là loại vải được sử dụng nhiều hiện nay. Mong rằng với những chia sẻ của chuyên mục Kiến thức thời trang của Hoàng Phúc sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về loại vải này.