CEO là gì? Nắm chắc thuật ngữ không thể thiếu trong doanh nghiệp

Bạn luôn tò mò CEO là gì? Người này nắm giữ vai trò quan trọng như thế nào trong hệ thống điều hành doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

C.E.O là gì? CEO là gì trong công ty?

Nghe qua đã lâu nhưng CEO là gì? liệu bạn đã biết chưa?. Thực chất, CEO được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Chief Executive Officer khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc điều hành. CEO được biết đến là một vị trí cao cấp trong doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị. 

CEO là gì

Có thể hiểu rằng CEO chính là đầu tàu, người dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua những sóng gió trên thương trường. Đồng thời, vì CEO là người đưa ra những quyết định cấp cao, thế nên CEO sẽ là người chịu trách nhiệm đến thành bại của tổ chức. CEO là người ngồi ở vị trí cao nhất, người có thể hưởng được quả ngọt mỗi khi thành công, nhưng họ cũng là người đứng ra chịu trách nhiệm trước những thất bại.

Thế nên, các CEO không chỉ sở hữu một trí óc thông minh, sự nhạy bén, khả năng lãnh đạo tốt mà họ đòi hỏi còn phải có khả năng chịu đựng. Họ phải đối mặt với những áp lực và có khả năng cao sẽ trở thành nạn nhân của căn bệnh trầm cảm khi phải đối mặt với khối lượng công việc khủng, dư luận truyền thông, sự phản đối của cổ đông hay những phản hồi từ khách hàng…

Nhiệm vụ chính của CEO là gì?

Tùy thuộc vào quy mô công ty, doanh nghiệp mà mỗi CEO có vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì đây là một số công việc chính của CEO:

Xây dựng mục tiêu, sứ mệnh và văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được xem là màu sắc, cốt cách của chính doanh nghiệp đó. Có thể nói rằng, văn hóa công ty chính là sự kỳ vọng tươi sáng được CEO đúc kết lại sau một chặng đường dài chinh chiến trên thương trường. Giám đốc điều hành là người đặt ra những quy tắt ứng xử giữa lãnh đạo với nhân viên dựa trên chuẩn mực về nét tính cách chung mang tên văn hóa công ty.

Xác định mục tiêu tổng thể cho các dự án của công ty trong từng giai đoạn

CEO đòi hỏi phải là một người có khả năng nhìn xa, trông rộng. Họ phải biết nắm bắt thị trường, hoạch định chiến lược kinh doanh và nhìn thấy các khó khăn, thách thức trước mắt mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Dựa theo kết quả khảo sát nhu cầu phân khúc thị trường và nghiên cứu chiến lược kinh doanh đối thủ mà CEO cần hoạch định chiến lược dài, ngắn hạn theo từng giai đoạn.

CEO là gì

Xem xét kết quả báo cáo từ các phòng ban và đưa ra phương án cho kế hoạch mới

CEO là chính là sợi dây liên kết giữa những ý tưởng sáng tạo và sự quyết định. Với tài trí của mình, CEO sẽ tìm kiếm và tập hợp những ý tưởng tuyệt vời từ các thành viên của bộ phận cấp cao.

Ngoài ra, Giám đốc điều hành còn cùng ngồi lại với Giám đốc kinh doanh, Giám đốc tài chính, Giám đốc Marketing - Truyền thông - Thương hiệu… để lập nên chiến lược ngắn hay dài hạn góp phần tạo nên hệ sinh thái ổn định và bền vững cho doanh nghiệp. Cũng từ đó mà các chỉ số doanh thu, giá trị cạnh tranh và mức độ hài lòng của khách hàng… cũng được cải thiện và phát triển đáng kể.

Duy trì các hoạt động đối ngoại, quan hệ chặt chẽ với đối tác và khách hàng tiềm năng

CEO là người đại diện các hoạt động đối ngoại, việc duy trì mối quan hệ với đối tác, nhà đầu tư tiềm năng hay khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình vận hành doanh nghiệp. Nếu đã xây dựng được lòng tin vững chắc với đối tác, nhà đầu tư hay khách hàng thì doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích đó là những hợp đồng giá trị.

Người đại diện phát ngôn trước báo chí và truyền thông

Không ngoa khi nói rằng truyền thông chính là phương tiện quảng bá hữu hiệu, góp phần giúp thương hiệu của CEO hay doanh nghiệp đến gần với công chúng hơn. Chính vì thế mà các CEO cần xây dựng thương hiệu cá nhân, tổ chức các buổi họp báo báo cáo thành tích hay tổ chức những bài nghiên cứu khoa học để được đông đảo nhà đầu tư, khách hàng biết đến và được công nhận.

Các tố chất cần có ở một CEO là gì?

Không phải tự dưng mà ai cũng có thể ngồi lên được vị trí CEO. Những người này đã phải trải qua một thời gian tìm tòi, học hỏi, rèn giũa những kỹ năng của bản thân để trở nên hoàn thiện hơn. Sau đây là một số tố cần đòi hỏi ở một CEO cần có:

Tư duy sáng tạo

Những ý tưởng sáng tạo mới mẻ, độc đáo sẽ là công cụ mang đến sự bền vững cho một doanh nghiệp. Với tư cách là người đứng ở vị trí cao nhất, CEO luôn biết rõ cần đổi mới các loại hình kinh doanh cũng như các gói sản phẩm thế nào để có thể nâng cao chất lượng thương hiệu trong cuộc chiến gay gắt trên thương trường. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo và đổi mới các CEO cũng không được quên mục đích chính là nâng cao trải nghiệm của khách hàng và luôn xem khách hàng là "thượng đế", là trung tâm trong mọi chiến lược.

Tầm nhìn chiến lược

Nguồn nhân lực chính là nòng cốt để quyết định đến sự đi lên của một tổ chức. Một CEO ở thời đại công nghệ đòi hỏi phải thuộc nằm lòng thuật quản trị để có thể nắm được các hoạt động của từng phòng ban và kiểm soát một cách hiệu quả nhất có thể. Có thể nắm trong lòng bàn tay các phần mềm quản lý, giỏi tính toán, đầu óc nhanh nhạy, bám sát vào việc quản lý nhân lực, quản lý cảm xúc và khối óc của nhân viên chính là điều cần thiết đối với một CEO.

Hội tụ cả cảm trí tuệ lẫn cảm xúc

Là một CEO, để đưa ra một quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất thì đòi hỏi phải hội tụ cả yếu tố cảm xúc và trí tuệ. Giám đốc điều hành luôn phải đưa ra những quyết định nhanh như chớp và có lợi cho cả doanh nghiệp dù cho quyết định đó có tàn nhẫn thế nào đi chăng nữa. CEO cần nhận thức điểm mạnh, điểm yếu và có năng lực quản lý trong mọi tình huống. Việc này đòi hỏi CEO không chỉ có IQ đáng nể mà EQ cũng phải “không phải dạng vừa”.

CEO là gì

Khả năng đàm phán đỉnh cao

Bên cạnh khả năng lãnh đạo, CEO cần phải có năng lực giao tiếp, đàm phán và thương thảo tuyệt vời. Giám đốc điều hành cần có mối liên hệ chặt chẽ với các phòng ban, làm hài lòng đối tác và giữ chân khách hàng đều nhờ vào khả năng đàm phán đỉnh cao. CEO luôn có khả năng phi thường khi biến nguy nan thành cơ hội. Nhờ vậy mà họ mới có thể đứng vững ở nơi thương trường như chiến trường.

Bởi vì CEO đóng vai trò quan trọng đến thành bại của một doanh nghiệp nên những quyết định của CEO kể cả bằng văn bản hay lời nói đều phải suy nghĩ thật thấu đáo và cân nhắc tỉ mỉ. Một đầu óc nhanh nhạy và cách ăn nói khéo léo sẽ giúp CEO dễ dàng lấy lòng được “cả thiên hạ”, công việc kinh doanh thuận lợi và mã đáo thành công.

Người truyền cảm hứng

Không chỉ trở thành hình mẫu lý tưởng để các nhân viên noi theo, mà CEO còn là người truyền cảm hứng và mang đến những giá trị tinh thần cho nhân viên của mình. Thông thường, Giám đốc điều hành luôn tìm kiếm những người đồng hành ngoài năng lực tốt còn đòi hỏi phải có tư duy tích cực để giúp tổ chức đi lên và có chỗ đứng vững chắc trên thương trường. CEO cùng với nhân viên của mình phải đồng cam cộng khổ, cùng đương đầu trước sóng gió và cùng tận hưởng quả ngọt thu về. Giám đốc điều hành phải mang đến những điều tích cực cũng như những hy vọng về một tương lai tươi sáng cho chính nhân viên của mình. 

Để thiết lập nên một tổ chức hùng mạnh và gắn kết, CEO cần phải biết cách cổ vũ tinh thần các nhân viên của mình. Tổ chức các buổi giao lưu, các buổi học về văn hóa doanh nghiệp. Tổ chức các đợt đánh giá năng lực định kỳ cho nhân viên và tiến hành khen thưởng cho người có thành tích xuất sắc. Đó cũng là một cách truyền cảm hứng và tạo động lực để nhân viên cố gắng và gắn bó lâu dài cùng tổ chức trong một chặng đường dài.

Đạo đức nghề nghiệp

Một CEO giỏi không phải là người chỉ biết đặt lợi ích công ty lên hàng đầu mà còn phải có trách nhiệm với mọi người. Vừa mang lại lợi nhuận cho công ty vừa không gây tổn hại đến cộng đồng thì đó mới được gọi là một CEO chuyên nghiệp.

Lời kết

CEO là người nắm giữ quyền lực cao nhất trong doanh nghiệp, người được xem như kim chỉ nam của tổ chức. Vì giữ vai trò quan trọng nên CEO đòi hỏi phải là người hoàn hảo hội tụ đủ các tố chất lãnh đạo, trí óc sáng tạo, khả năng ngoại giao… mới có thể đủ sức chèo lái con thuyền mang tên doanh nghiệp của mình.

Mong rằng bài viết xu hướng tìm kiếm trên sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về CEO là gì? CEO là nghề gì? cũng như vai trò và tố chất của CEO.